Trần thạch cao là loại trần được rất nhiều gia đình lựa chọn thiết kế trong thi công nhà. Ngày nay khi điều kiện sống ngày càng được tăng cao thì các ngôi nhà không chỉ yêu cầu có chất lượng tốt mà tính thẩm mỹ cũng cần được đảm bảo. Chính vì vậy mà trần thạch cao trở thành loại trần rất được lòng gia chủ bởi hình thức đẹp mắt cũng như những lợi ích mà mẫu trần nhà này mang lại. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc hướng xử lý cũng như cách sửa trần thạch cao sao cho chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ ở mức tốt nhất.
Tìm hiểu về trần thạch cao
Nếu như trước kia các gia chủ có xu hướng xây dựng trần nhà bằng tấm ván ép, sơn trực tiếp lên bề mặt tường hay làm trần carton thì hiện nay trần thạch cao lại rất được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong xây dựng nhà ở.
Thông tin về thạch cao
Thạch cao có tên gọi hóa học là calcium sulfate, đây là khoáng chất có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chúng được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống nhưng phổ biến nhất là trong lĩnh vực y tế và xây dựng. Trong lĩnh vực y tế, thạch cao được ứng dụng để bó bột, đúc khuôn tạo khuôn mẫu. Còn trong lĩnh vực xây dựng thì chúng được sử dụng để sản xuất tấm thạch cao với sự đa dạng về kiểu dáng – đây cũng chính là lĩnh vực mà thạch cao được ứng dụng rộng rãi nhất.
Thông tin về trần thạch cao
Thạch cao sau khi được sản xuất thành tấm thạch cao sẽ được cố định lại với nhau bằng các khung xương và tạo thành trần thạch cao. Trần thạch cao giống như một lớp trần thứ hai nằm dưới lớp trần nhà gốc khi xây dựng nhà. Chính vì vậy, trần thạch cao còn được gọi với các tên là trần giả vì trên thực tế chúng được xây dựng nhằm nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian phòng.
Để có thể hoàn thành một lớp trần thạch cao chuẩn thì cần các vật liệu sau:
Trần thạch cao
- Khung xương: Đây là khung trụ giúp kết nối các tấm thạch cao lại với nhau. Nhờ có khung xương mà trần thạch cao trở nên chắc chắn, có độ bền cao.
- Tấm thạch cao: Đây là tấm thạch cao được treo trực tiếp lên khung xương bằng ốc vít.
- Sơn bả: Nhằm nâng cao tính thẩm mỹ của bề mặt trần, giúp bề mặt trở nên bằng phẳng nhẵn mịn hơn thì sau khi cố định khung xương và tấm thạch cao ta sẽ tiến hành quét lớp bả lên bề mặt với mục đích tạo độ nhẵn và giúp bề mặt trần trở nên đều màu hơn.
Vì sao cần tìm hiểu về cách sửa trần thạch cao
Cũng giống như tất cả các loại trần nhà khác, trần thạch cao sau một thời gian dài sử dụng cũng rất dễ gặp các vấn đề như bị thủng, ẩm mốc, ố vàng, mục nát hay thậm chí là rơi vỡ. Chính vì vậy, ngoài việc quan tâm tới cách sửa trần thạch cao thì các gia chủ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng trần nhà để tìm cách phòng tránh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của trần thạch cao, trong đó ta có thể kể tới một số lý do cơ bản sau:
Vì sao trần thạch cao hư hỏng
- Vật liệu kém chất lượng, thi công tay nghề kém: Đây là một lý do rất phổ biến dẫn đến sự hư hỏng không đáng có của trần thạch cao. Vì vậy các gia chủ cần lựa chọn cơ sở thi công uy tín sử dụng vật liệu chất lượng tốt vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà vừa đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho các thành viên trong gia đình.
- Các vật liệu xây dựng không tương đồng: Việc không có sự tương đồng, ăn nhập giữa các vật liệu trong quá trình thi công rất dễ dẫn đến các hiện tượng như mối nối bị nứt, bề mặt trần bị cong vênh.
- Tác động từ ngoại lực, môi trường: Điều kiện ẩm mốc, kém vệ sinh rất dễ khiến mặt trần thạch cao bị ẩm mốc, ố vàng. Bên cạnh đó, các tác động ngoại lực trong quá trình sử dụng cũng khiến bề mặt trần bị thủng gây mất thẩm mỹ.
Cách sửa trần thạch cao hiệu quả
Bên cạnh việc phòng tránh, giảm thiểu tối đa những nguyên nhân gây tác động đến tính thẩm mỹ, chất lượng của trần thạch cao thì hướng xử lý khi trần thạch cao xuống cấp cũng là vấn đề mà các gia chủ đặc biệt chú trọng.
- Trần thạch cao bị ố vàng, ẩm mốc: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ sau đó lựa chọn màu sơn phù hợp và sơn lại bề mặt trần. Trước khi sơn cần kiểm tra bề mặt sơn đã khô chưa cũng như xác định cấp độ hư hỏng của trần nhà để đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất.
- Trần thạch cao bị thủng, rơi vỡ: Loại bỏ những mảnh thạch cao dư thừa xung quanh vị trí thủng sau đó sử dụng vật liệu vá lại vết thủng. Chờ đến khi chỗ vá khô, sử dụng dụng giấy nhám chà sạch bề mặt và cuối cùng là sơn lại bề mặt trần.
Lựa chọn cách sửa chữa phù hợpĐối với trần thạch cao hư hỏng ở mức độ nhẹ thì các gia chủ có thể tìm hiểu các thông tin liên quan tới cách sửa trần thạch cao và tự tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên với những trường hợp hư hỏng nặng thì bạn nên liên hệ các cơ sở thi công uy tín, tránh trường hợp tự ý sửa chữa khiến chất lượng trần trở nên tệ hơn.
XEM THÊM: 1.Sơn nhà loại nào tốt nhất: Bấm tại đây
2. Cách tính diện tích sơn nhà: Bấm ở đây
Để lại một phản hồi