Đâu là quy trình chống thấm tường nhà tối ưu và hiệu quả nhất ? Câu hỏi đang được rất nhiều chủ nhà lẫn chủ xây dựng quan tâm lúc này. Việc phải thường xuyên làm công tác chống thấm cho ngôi nhà điều quá đỗi hiển nhiên ở đất nước nóng ẩm mưa nhiều như nước ta.
Hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi về quy trình chống thấm cho tường nhà và các vị trí dễ bị nước xâm nhập để tìm ra cách áp dụng chuẩn nhất nhé.
Lý giải các nguyên nhân khiến nước dễ thấm vào tường
Để tránh những hệ quả xấu có thể xảy đến với ngôi nhà của bạn, thì khi xây dựng phải tìm hiểu ngay quy trình chống thấm tường ngôi nhà sau này được kiên cố nhất. Sau thời gian sử dụng, các phần tường nhà, trần, tường khu vệ sinh có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu thấm nước hoặc dột.
Dễ thấy như ở các vết nứt nẻ, loang lổ, rêu bám và ẩm ướt thường xuyên,… Tình trạng này khá phổ biến ở nước ta do các nguyên nhân sau :
- Sàn nhà hoặc phần mái luôn có nước, lâu dần sẽ thẩm thấu qua các mạch lát gạch và đọng lại dưới tường hoặc sàn.
- Hệ thống ống dẫn của ngôi nhà bị hỏng khiến nước tràn ra bám vào tường lâu ngày.
- Tường nhà bị nứt do ở gần đường lớn, ô tô tải hay xe cont thường xuyên chạy qua.
- Công trình được xây dựng kém chất lượng, nhất là ở khâu trát hoàn thiện tường. Khiến nước dễ dàng thẩm thấm vào trong nhà.
- Thời tiết thay đổi thất thường, mưa nhiều khiến nước tích tụ và bám lại vào tường. Nắng nhiều thì lại khiến tường nhanh bị nứt từng mảng, càng dễ bị thấm nước,…
Quy trình chống thấm tường ngoài nhà, tường nhà liền kề
- Chuẩn bị bề mặt:
- – Đầu tiên, thợ phải dùng máy hoặc cách thủ công để bóc sạch hết lớp sơn bả trên phần tường bị thấm. Những nơi có hiện tượng tường bị yếu thì nên đục ra trát lại cho chắc.
- – Bước tiếp theo trong quy trình chống thấm tường là dùng giấy nhám hoặc bàn chải sắt chuyên dụng để làm sạch và phẳng bề mặt. Sau đó tiến hành phun ẩm bề mặt tường.
- Các chất chống thấm tường ngoài khuyên dùng:
- Vật liệu chống thấm nước Proseal MS, Sikaproof membrane, Chất chống thấm Polyurea,…
- Dùng các loại sơn chống thấm nguyên gốc Acrylic như sơn Epoxy, Sơn chống thấm Kova CT-11A, Nippon Paint…
- Thi công:
- Bước 1: Vệ sinh các bước như phía trên. Nếu có thì xử lý loại bỏ các lớp sơn cũ bị phồng rộp.
- Bước 2: Phun 2 – 3 lớp chống thấm Proseal MS tường ngoài hoặc Kova CT-11A.
- Trong thực hiện bước 2 cần lắc đều và đổ dung dịch Proseal MS hoặc CT 11A vào bình phun áp lực thấp.
- Phun liên tục 2 – 3 lớp chống thấm lên bề mặt tường, Mỗi lần phun 1 lớp và cách nhau không quá 5 phút. Khi thực hiện phun xong 1 mảng tường mới có thể di chuyển đến mảng tường khác. Các chất chống thấm này khô rất nhanh nên nếu để lâu sẽ không phun được nữa
- Bước 3: Lăn thêm 1 – 2 lớp sơn chống thấm nguyên gốc Acrylic như Sika hay Epoxy, lăn giống lăn sơn như bình thường.
Một số gợi ý quy trình chống thấm tường trong nhà
Thường thì những bức tường được trát vữa khi khô sẽ co lại và hình thành các vết nứt chân chim. Nước sẽ thấm qua các khe hở này và gây ẩm mốc cho tường. Do vậy, khi làm thì thợ phải lưu ý quét đều xi măng nguyên chất lên khắp mặt tường sau khi trát xong. Đây cũng là một quy trình chống thấm tường phải làm nếu muốn an toàn từ trên mái.
Khi mà các hạt xi măng đã quét lấp đầy các lỗ và khe hở sau trát. Chúng sẽ tự gắn kết thành khối không nứt nên nó tăng thêm khả năng chống thấm. Ngoài ra nếu muốn xóa màu đen của xi thì chỉ cần quét thêm nước vôi đã pha với xi măng trắng.
Chống thấm cho nhà cũ
Với những ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng và tình trạng thấm dột nặng, bạn tiến hành theo các bước:
- Bước 1: Bước đầu tiên luôn là cạo sạch lớp sơn bả cũ và vữa trát hỏng. Loại bỏ các lớp rong rêu mọc đen kín, dùng dao cạo làm sạch sẽ,…
- Bước 2: Đánh dấu các vị trí bị thấm nặng và bị nứt thành kẽ hở lớn sau đó đánh giá nên dùng cách nào trám vào.
- Bước 3: Dùng hồ vữa trộn với sơn chống thấm hoặc keo để trát lên tường trong nhà ( lưu ý dọn dẹp sạch các nội thất đang có). Và dùng bột chuyên dụng dành cho tường ngoại thất. Tường ngoại thất thì trát dày hơn và dùng sơn chuyên dụng.
- Bước 4: Xử lý bằng sơn chống thấm. Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm. Với điều kiện bề mặt sơn cần được sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm yêu cầu của tường là nhỏ hơn 16%. Kết thúc quy trình chống thấm tường.
Lưu ý quan trọng: Nếu sử dụng sơn chống thấm nguyên gốc Acrylic thì bạn phải làm sạch sẽ lớp tường cũ mới đảm bảo chất lượng tuyệt đối được.
Bảo vệ tường nhà mới với quy trình chống thấm hiện đại
Đối với tường mới xây thì phần vữa xi măng chưa được ổn định nên phải đợi tối thiểu trong 12 ngày. Sau đó chỉ cần phủ lên 1 – 2 lớp Sơn chống thấm CT-11A Plus để chống thấm hiệu quả hơn. Các bước thực hiện cũng đơn giản như cách trên còn phần trộn hỗn hợp sơn với nước như sau :
- Bước 1: Đong xi măng với nước theo tỷ lệ 1kg xi măng : 0.5L nước.
- Bước 2: Tiếp tục trộn lẫn với sơn chống thấm Kova CT-11A Plus và khuấy thật kỹ cho hòa tan vào nhau.
- Bước 3: Quét phủ từ 2 – 3 lớp sơn CT-11A, mỗi lần quét phải cách nhau 2 giờ. Để bề mặt khô ít nhất mới tiến hành các bước tiếp theo như trét bột sơn phủ…
Kết luận
Với những phương pháp và quy trình chống thấm tường mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn sẽ áp dụng chúng một cách sớm nhất và hiệu quả nhé. Những phương pháp này sẽ giúp tường nhà bền lâu hơn, tuổi thọ lên đến 10 – 15 năm, đừng bỏ qua nhé.
Xem tiếp: Gía thợ sơn chi tiết theo mét vuông: Bấm ở đây
Hướng dẫn cách pha sơn chống thấm chi tiết: Bấm tại đây
Để lại một phản hồi